Miền Nam lại ưa chuộng chơi gà cựa

Gà chọi Việt Nam và những giống gà nổi tiếng được ưa chuộng nhất

Với những người đam mê chọi gà, việc hiểu rõ và nắm bắt được các kiến thức liên quan đến các giống gà chọi luôn là một lợi thế. Vậy bạn đã biết được những gì về gà chọi Việt Nam? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loại gà nội địa này cũng như các dòng gà nổi tiếng của nước ta. Đặc biệt là kinh nghiệm chọn gà đến từ các tay chơi sành sỏi để có một chiến kê giỏi nhé.

Gà chọi Việt Nam là gì?

Tại Việt Nam, gà chọi là tên gọi chung cho tất cả các giống gà được sử dụng cho mục đích dùng để thi đấu chọi gà. Đây là những con gà được tuyển chọn, chọn lựa rất kỹ lưỡng, chúng thường sở hữu sức mạnh uy dũng và hiếu chiến trên khắp các vùng miền cả nước. Do đó, gà chọi Việt Nam không giống nhau mà tồn tại ở nhiều dòng gà khác nhau.

Gà chọi Việt Nam là những giống gà được chọn dùng cho thi đấu chọi gà
Gà chọi Việt Nam là những giống gà được chọn dùng cho thi đấu chọi gà

Gà chọi Việt thường có nguồn gốc từ 3 giống chính là gà nòi, gà rừng và gà tre. Trong đó, gà rừng sở hữu tính chiến đấu tự nhiên, ưu thế lớn nhất của chúng là khả năng bay nhảy giỏi nên đánh rất tốt ở trên cao. Tuy nhiên, dòng gà này thường khó thuần phục hơn, có thể dễ bị bay mất.

Còn gà tre lại có thân hình nhỏ bé nhưng cực nhanh nhẹn, háu chiến, thích đánh nhau.

Ngược lại, với gà tre thì gà nòi lại ít lông nhưng thân hình cao lớn, khí chất dũng mãnh, cương nghị, hiếu chiến, sải từng bước đi vô cùng oai vệ. Đặc biệt, khi chúng ra đòn thường tung các cú đánh cực kỳ hiểm hóc và vô cùng đẹp mắt.

>>Tham khảo thêm: Gà cú là gì? Cách lựa chọn gà chiến thi đấu dễ thắng nhất ra sao?

Các giống gà chọi Việt nổi tiếng

Chọi gà hay đá gà vốn là nét văn hóa truyền thống từ xưa và cho đến ngày nay vẫn luôn được ưa chuộng tại khắp 3 miền nước ta. Do đó, giống gà chọi Việt Nam cũng vô cùng đa dạng và ở mỗi miền lại có những giống gà chọi – gà nòi viết nên những kỳ tích chiến thắng nổi tiếng cho người chơi như:

Miền Bắc và Trung

Giống gà nổi tiếng cũng như cách chơi đá gà chủ yếu vẫn là gà đòn, tức dùng đòn để đánh cho đối thủ đến khi bị hạ gục. Gà đòn thường có đặc điểm nổi bật nhất là trụi đầu, trụi cổ, chân cao, mình to, cốt lớn, trọng lượng mỗi con khoảng chừng 2.8 – 4.0kg. Đây là giống gà nòi cổ xưa, cũng được xem là tổ tiên của các giống gà chọi tại khu vực miền Bắc và Trung.

Gà đòn được sử dụng để tham gia các trận đấu đá chân trơn hoặc bịt cựa, chúng có thể trạng rất lớn hơn so với các giống gà nhà nuôi khác. Đồng thời, tuy chúng không nhanh nhẹn nhưng lại sở hữu sức lực rất mạnh. Đặc biệt, độ gan lỳ và uy dũng thì không có dòng gà nào sánh bằng.

Các địa điểm nổi tiếng với giống gà nòi đòn này bao gồm gà Thổ Hà của tính Bắc Giang, gà Đồ Sơn tại tỉnh Hải Phòng, gà Nghi Tàm, Nghĩa Đô và Vân Hồ đều ở Hà Nội. Ở miền Trung thì có giống gà đòn Bình Định là nổi tiếng nhất. Ngoài ra còn có gà Sông Vệ và Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi, gà Phan Rang ở tỉnh Khánh Hòa hay gà Vạn Giã ở Phú Yên,…

Miền Bắc và Trung nổi tiếng với cách chơi gà đòn
Miền Bắc và Trung nổi tiếng với cách chơi gà đòn

Miền Nam

Khu vực miền Nam người ta không chơi gà đòn nhưng lại rất chuộng cách chơi gà cựa. Đó là những chú gà chiến với chân được gắn thêm cựa sắt, cựa dao hoặc cựa gà được chuốt thật sắc bén. Đây là cách chơi thiên về sát phạt, ăn thua hơn là chiêm ngưỡng tài nghệ của gà chiến.

Với cách chơi trên, nên gà miền Nam cũng thường rất nổi tiếng và ưa chuộng với các giống gà cựa, gà nòi cựa. Những địa điểm nổi danh chuyên cung cấp gà cựa là gà Bà Rịa, Gà Kê sách ở Sóc Trăng, gà Bình Định, gà Bà Điểm, gà Cao Lãnh đến từ Đồng Tháp,….Chúng có nguồn gốc từ dân Chiêm Thành di dân vào Nam mang theo.

Trong đó, Cao Lãnh được xem là nơi lưu giữ được các nguồn Gen giống gà nòi quý hiếm nhất hiện nay. Chúng thường có đặc điểm là lông nhiều và dài, cựa nhọn và đặc biệt khi bay đá rất nhanh nhẹn. Còn gà Bà Điểm lại là giống gà chọi ít lông, cựa ngắn hơn nhưng rất gan dạ, lỳ đòn.

Miền Nam lại ưa chuộng chơi gà cựa
Miền Nam lại ưa chuộng chơi gà cựa

>>Tham khảo thêm: Những thông tin hay về gà bướm ít sư kê biết được!

Kinh nghiệm chọn gà chọi hay

Thực tế, đã là gà chọi thì con nào sinh ra cũng biết chọi nhưng không phải con gà nào cũng chọi giỏi, đá hay. Do đó, theo các tay chơi gà sành sỏi và lão làng, khi chọn gà bên cạnh chú ý đến giống, nguồn gốc thì họ luôn quan sát cẩn thận và kỹ lưỡng các đặc điểm cho thấy một gà chọi Việt Nam tốt như sau:

Tướng hình thể

Một con gà chiến tốt phải sở hữu một hình thể cân đối, gân guốc, chắc chắn và mạnh mẽ. Tổng quy lại, ngũ thường hình thể phải đảm bảo được các yếu tố như:

  • Mỏ gà to thẳng, miệng rộng sâu, đầu mồng hình dâu và mắt chữ điền.
  • Cổ (cần) phải to, dài và thẳng; mỗi khi sờ tới gà dễ dàng thụt cổ vào trong.
  • Lưng vai rộng, sải cánh dài
  • Đùi to, chắc khỏe, phần cán ngắn hơn phần đùi.
  • Chân thanh, ngón thắt và vảy mỏng khô.

Sắc lông

Khi chọn gà đá hay, các tay chơi sành sỏi tại sv388 cũng rất chú ý về sắc lông, bởi màu sắc của lông gà cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự gan lỳ, sức bền và khôn ngoan của chúng. Theo đó, những sắc lông thường được ưa chuộng là Xám, Điều, Ô, Nhạn, Nghệ. Đây là 5 màu lông thuận theo ngũ hành phong thủy Kim-Mộc-Thủy-Thổ-Hỏa.

Gà màu lông điều ô
Gà màu lông điều ô

Hình Vảy

Vảy tuy chỉ là chi tiết rất nhỏ nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến lực đá ở chân của gà chọi. Nếu vảy gà có những đặc điểm như tứ trực, ám long, hai hàng trơn, song âm song dương,…thì khả năng chống trả đòn hiểm của đối thủ rất tốt. Bên cạnh đó, gà sở hữu vảy xuyên đao, án thiên, giáp Vy đao, nội hoa đăng,…là không nên bỏ qua, bởi đây đều là gà tài.

Dị tướng của gà

Khi chọn gà chọi Việt Nam đá hay, các tay chơi sành sỏi cũng thường chú ý tới “dị tướng” (tướng lạ), tức trên cơ thể sẽ có một điểm đặc biệt dị thường. Chúng được liệt vào danh sách “thần kê”, “linh kê” với khả năng đánh đâu thắng đó. Thậm chí trải qua bao nhiêu trận thì khí chất vẫn không bị mai một.

Đặc điểm của gà dị tướng chọi hay bao gồm:

  • Tướng gà tử mị: tức tướng ngủ kỳ dị, gồm có 2 loại. Loại 1 là gà khi ngủ sẽ nằm xuôi giò, sải cánh => tướng ngủ như chết. Loại 2 là khi gà ngủ chân móc lên cây như dơi.
  • Tướng gà qui: tức giống với rùa. Khi nằm, gà giấu chân vào trong, đầu co rụt, đuôi thụt vào, cùng thân hình giống với thân rùa khi trốn vào mai.
  • Tướng gà mắt ếch, mắt mèo: gà chọi Việt Nam sở hữu tướng mắt này thường là những con gà mang khí thế tinh ranh, thông minh, nhanh nhẹn, đặc biệt rất có tài ra đòn và tránh đòn với độ chính xác cao. Đồng thời, giống gà này cũng rất lỳ đòn, dù có bị trọng thương chúng cũng không bỏ chạy, vẫn nằm lỳ ở đó chịu chết.
Gà dị tướng cũng là gà chọi hay
Gà dị tướng cũng là gà chọi hay
  • Tướng gà chọi độc nhãn – độc dao: Tức là gà từ khi mới sinh ra đã chỉ có một mắt – một cựa. Chúng thường sở hữu tính háu chiến, hung ác, gặp bất kể loại kẻ địch nào cũng không hề nao núng, đã chiến thì phải chiến đến khi mất mạng thòi thôi.
  • Gà tam nhĩ: tức là gà chọi có 3 lỗ tai, đặc điểm gà này thường rất hiếm. Khác với những con gà bình thường thì ở bên phải hoặc trái, ngoài một lỗ tai thường thì nó còn có một lỗ tai nhỏ thêm nữa. Nhưng phải vạch lông ra thì chúng ta mới thấy được bởi lỗ tai nhỏ này thường bị lông phủ kín, rất khó để phát hiện.

Như vậy, bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp anh em hiểu rõ hơn về gà chọi Việt Nam. Nhìn chung, các dòng gà chọi Việt về sự đa dạng nòi giống, kỹ thuật đá, đánh bại kẻ địch cũng không hề thua kém và kém phần đặc sắc so với các giống gà ngoại lai khác.